Đặc sản Nghệ An: Bánh Gai Xứ Dừa

Bình chọn 5 sao post

Giới thiệu về Xứ Dừa


Dốc Dừa thuộc xóm 3, xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Nơi đây còn có địa danh khá nổi tiếng và kỳ lạ là hang Dốc Dừa


Bánh gai Xứ Dừa Đặc sản Nghệ An có một không hai


Giới thiệu Bánh gai Xứ Dừa


Từ một nghề truyền thống được cha ông truyền lại, thế hệ ngày nay đã phát triển bánh gia dốc Dừa thành thương hiệu bánh ngon mang đặc trưng Miền Tây xứ Nghệ.

Nghề làm bánh gai nơi đây đã có từ xa xưa và truyền lại cho đến ngày nay. Thời gian gần đây, thương hiệu bánh gia Xứ Dừa càng trở nên nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.

Hầu như tuổi thơ của người dân Dốc Dừa ai cũng gắn với những mẻ bánh gai nồng nàn nếp quê của bà, của mẹ.

Hiện nay, xóm dốc Dừa đến nay có gần 13 hộ chuyên sản xuất bánh gai, trong đó 4 hộ sản xuất chuyên nghiệp có thuê nhân công và trả lương công nhật. Nghề làm bánh gai thực sự mang đến niềm vui và có thu nhập ổn định. Bánh gai xứ Dừa mang hương vị ngon đậm đà, khó lẫn với nhiều loại bánh gai khác.


Cách chế biến bánh gai làm nên đặc sản Nghệ An tên tuổi


Để làm một chiếc bánh gai phải chuẩn bị qua các khâu rất cầu kỳ. Lá chuối khô, nếp chọn loại ngon, đậu xanh và cùi dừa già, đường, mật. Đặc biệt lá gai là nguyên liệu chính. Các nguyên liệu làm bánh đều phải lựa chọn cần thận để đảm bảo sự thơm ngon của chiếc bánh.

Nguyên liệu chính để làm bánh gai Xứ Dừa

  • Bột nếp
  • Bột sắn
  • Lá gai tươ
  • Đậu xanh đãi vỏ
  • Đường cát trắng
  • Dừa nạo
  • Lá chuối khô
  • Dầu ăn
  • Xửng hấp

Cách chế biến và lựa chọn nguyên liệu

Cây gai thường mọc hoang. có thể cao tới 1,5-2m, lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7-15cm, rộng 4-8cm, mép có răng cưa, đáy lá hình tim hay hơi tròn, mặt dưới trắng vì có nhiều lông trắng, mặt trên có màu lục sẫm, ráp, có 3 gân từ cuống phát ra. Trước đây lá gia mọc hoang dại, ngày nay, do nhu cầu tiêu thụ bánh gia lớn nên người dân nơi đây đã trồng. Cây gai có thể trồng bằng gốc hay giâm cành vào mùa xuân.

Để là bánh gia, lá gai chọn lá không quá non hoặc quá già, tước bỏ xơ, sống lá, rửa sạch, đem luộc chín cho thật mềm rồi bỏ vào cối giã nhỏ. Nhào với bột nếp và nước đường. Nhân bánh được làm từ dừa và đậu.

-27%
40.000
-22%
lá gai nguyên liệu chính làm nên đặc sản Nghệ An Bánh Gai Xứ Dừa
Để bánh gai thơm ngon, ngoài khâu chọn nguyên liệu như nếp, đậu… thì lá gai không kém phần quan trọng.

Bánh được gói bằng lá chuối khô tự nhiên đã được rửa sạch và lau khô. Nói về việc dùng là chuối khô để gọi bánh mà không phải là lá chuối tươi hay lại lá khác, bà Ngô Thị Thanh Lịch – người làm bánh lâu năm tại đây cho biết: Lá chuối khô là để tạo mùi thơm tự nhiên đồng thời tránh mốc thiu. Nếu là chuối quá khô thì cần làm mềm bằng cách nhúng qua nước.

lá chuối Khô làm bánh gai Xứ Dừa
Lá gói bánh gai phải là lá chuối khô

Một bí quyết để bánh gai dốc Dừa thơm ngon hơn là khi gói bánh có xoa thêm 1 ít dầu thực vật. Cách làm này cũng kiến cho bánh dễ bóc, không bị dính và lá bánh.

Bánh được nấu chín bằng cách hông. Quá trình hông bánh cũng đòi hỏi kỹ thuật. Thời gian khoảng khoảng 60-80 phút. Khi sắp bánh và nồi hông cần sắp bánh theo hàng, đều để khi luốc hơi lên đều đến tất cả các chiếc bánh đảm bảo bánh chín đều và không bị nhão. . Đảm bảo lửa cháy đều đáy nôi suốt cả quá trình hông.
xu dua1

Bánh gai Xứ Dừa
Công nhân đang ngồi gói bánh gai một đặc sản Nghệ An nổi tiếng

Khâu vệ sinh là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của bánh gai để bánh mịn và mền. Khi gói bánh người làm bánh vừa cần sự nhanh nhẹn và sự khéo léo để tạo hình chiếc bánh thon nhọn, gọn gàng như hình một quả núi.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bánh để chúng ta lựa chọn và thưởng thức, tuy nhiên hầu hết các loại bánh đều sử dụng nhiều chất phẩm màu nhằm làm đa dạng màu sắc. Vấn đề này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người tiêu dùng Với bánh gia dốc Dừa chỉ có 1 màu đen duy nhất, đó là màu đen tự nhiên từ lá gai.

Vì thế từ xa xưa người dân đã biết lựa chọn loại lá này để làm bánh vừa an toàn vừa tạo được hương vị đặc trưng của vùng miền.

Người thưởng thức bánh gai dốc Dừa cảm nhận được hình dáng như ngọn núi của miền Tây xứ Nghệ khi cầm chiếc bánh trên tay. Thưởng thức mùi thơm tự nhiên của lá chuối khô khi bóc từng lớp lá bánh. Cảm nhận màu đen bóng tự nhiên của lá gai, vị ngọt thơm, dai, mềm và bùi béo của từng chiếc bánh.

Khách hàng mua bánh tại dốc Dừa cho biết chị đã ăn nhiều loại bánh gai ở nhiều nơi nhưng bánh gai ở đây mùi vị đặc biệt, thơm ngon hơn rất nhiều. Đặc biệt, những cặp bánh nhỏ xinh vừa cho mỗi lần ăn và hình dáng như những ngọn núi đã được nhiều khách hàng ưa thích.

Bánh gia Xứ Dừa là loại bánh được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, không chất bảo quản, phẩm màu nên không gây tác hại đến sức khoẻ người tiêu dùng vì thế nên thời gian sử dụng bánh không dài. Và đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho loại đặc sản Nghệ An này không thể vận chuyển đi xa. Bánh ngon hơn khi để nguội và có thể bảo quản trong 2-3 ngày. Nếu để tủ lạnh có thể bảo quản được 4-6 ngày.

Bánh gai Xứ Dừa
Một chủ cửa Hàng đang bán bánh cho khách

Banh gai 2

Miền Tây xứ Nghệ là một vùng văn hoá đặc trưng. Ẩm thực là một trong những nét văn hoá tiêu biểu làm nên đặc sản Nghệ An, bánh gai dốc Dừa cũng là một trong những nét văn hoá để lại nhiều ấn tượng để mỗi lần đến miền Tây Nghệ an du khách lại nhờ đến và thưởng thức.


Trên đây xứ Nghệ today đã giới thiệu đến du khách một đặc sản Nghệ An nổi tiếng và cũng là đặc trưng của ẩm thực miền Tây Xứ Nghệ nói chung và Anh Sơn nói riêng. Đừng quên đánh giá 5 sao cho địa điểm này và đóng góp ý kiến của mình ở phần bình luận./.


Ngụy Đình Kỳ

Ngụy Đình Kỳ mình là người con của quê hương Xứ Nghệ những gì mình viết trên đây đều từ trải nghiệm của bản thân. Mình sinh ra và lớn lên trên miền tây Xứ Nghệ nên những đặc sản, món ăn hay các điểm du lịch mình đều hồi ức và viết lại. Những bài sắp tới mình sẽ viết những trải nghiệm của bản thân những nơi mình đã đặt chân tới.

6 thoughts on “Đặc sản Nghệ An: Bánh Gai Xứ Dừa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *