Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn.
Nhiều ngôi Chùa ở Nghệ An đẹp và linh thiêng được xây dựng trên những ngọn núi cao. Sau đây Xunghtoday.com xin giới thiệu Top 8 ngôi chùa ở Nghệ An linh thiêng và hùng vỹ
Chùa Đại Tuệ Nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy núi Đại Huệ với độ cao gần 500m so với mực nước biển. Là ngôi chùa ở Nghệ An cao nhất và duy nhất thờ phật mẫu Đại Tuệ
Chùa Đại Tuệ sau khi được tôn tạo, xây dựng mới đã được Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận bốn kỷ lục: Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng hồng ngọc nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất Việt Nam.
Đứng trên đỉnh Thăng Thiên ta nhìn thấy dòng Lam giang uốn lượn, phóng tầm mắt say ngắm toàn cảnh Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên, Vinh, Nghi Lộc và Hòn Ngư, Hòn Mắt, Hòn Mê ở biển Đông. Đứng ở sân chùa ta nhìn thấy vùng đất rộng lớn từ Đức Thọ, Hồng Linh, Nghi Xuân và ta sẽ được nhìn rõ hơn dãy Hồng Lĩnh, dãy Thiên Nhẫn.
Chùa cổ Đại Tuệ thờ Phật Bà Đại Tuệ tức là đại diện cho trí tuệ của Đức Phật (Tuệ Giác, Tuệ Kiến, Tuệ Lực, Tuệ Tâm, Tuệ Mục, Tuệ Nhãn). Đây là nơi duy nhất trên đất nước ta có ngôi chùa thờ Phật bà Đại Tuệ.
Cấu trúc chùa gồm : bảo tháp Đại Tuệ cao chín tầng với chiều cao 32m thờ thất Phật thế tôn và Phật Mẫu Đại Tuệ, Phật Di Lặc, Đại hùng Bảo Điện 2 tầng với diện tích 1200m2, nhà Tổ đường diện tích 300m2, nhà thờ Ngũ đế diện tích 300m2, nhà kỷ niệm đường 250m2, Hồ Tiên (ao sen) diện tích 500m2 cùng với khu Tăng xá…
Du lịch miền Trung
Du lịch miền Trung
Nha Trang – Làng Chài Xưa Mũi Né – Biển Nhũ Tiên – Vinwonders
Du lịch miền Trung
Du lịch miền Trung
Địa chỉ: xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
2. Chùa Cổ Am
Cổ Am tự tức chùa Cổ Am, là ngôi chùa ở Nghệ An có lịch sử đã mấy trăm năm, lúc đầu chỉ là một cái am nhỏ trên núi đá Hổ Lĩnh gọi là Am Sơn Tự, sau ngày càng linh thiêng và được phục dựng, uy danh trấn một vùng.
Nơi đây là chốn tu tập, danh thắng tâm linh, cho cả người tu lẫn người đời chiêm bái. Đêm đêm thượng điện vang lên trầm hùng tiếng chuông và dàn đồng ca kinh kệ của các phật tử.
Hằng năm, chùa tổ chức các ngày lễ lớn như: Cầu an đầu năm, Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu lan Báo hiếu, Lễ kỷ niệm ngày sinh của đức Phật A Di Đà, Lễ kỷ niệm ngày thành đạo của đức Phật Thích Ca…. Từ cổng Chánh điện ở dưới chân lèn, chúng ta có thể lên thượng điện ở lưng chừng núi, rồi sang động Như Ý, lên đỉnh núi ngoạn cảnh.
Hàng tháng, chùa mở ra các ngày dạy giáo lý, các ngày tu niệm Phật, nhằm giúp cho bà con Phật tử xa gần có điều kiện trau dồi kiến thức Phật học, tìm hiểu những giáo lý mầu nhiệm của đạo tỉnh thức từ đó áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, đem đến sự an lạc cho bản thân và những người xung quanh.
Bên cạnh đó, chùa còn quan tâm đến việc giáo dục thể chất cũng như tinh thần cho giới trẻ bằng việc mở ra các lớp võ Karate, các lớp học hè để các em về tham dự và học tập.
Hằng năm, chùa con tổ chức các ngày lễ lớn như: Cầu an đầu năm, Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu lan Báo hiếu, Lễ kỷ niệm ngày sinh của đức Phật A Di Đà, Lễ kỷ niệm ngày thành đạo của đức Phật Thích Ca…Mỗi buổi lễ đều có một ý nghĩa riêng, nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn giá trị của đạo Phật, giúp chúng ta tìm về với cội nguồn đạo đức tâm linh, tìm về với chân hạnh phúc.
Địa chỉ: Chùa Cổ Am nằm trên địa phận xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
3. Chùa Gám
Cách Tp.Vinh 45 km về phía Bắc, từ Quốc lộ 1A ngược theo tỉnh lộ 538 về phía Tây 7 km, Chùa Gám (tên chữ là Chí Linh tự)Chùa nằm trong quần thể khu du lịch tâm linh sông Dinh – Rú Gám, là một biểu tượng về niềm tự hào của dân vùng quê lúa Yên Thành.
Sở dĩ tên chùa Gám, là lấy tên của làng Kẻ Gám thời xưa mà đặt tên cho chùa. Theo truyền thuyết kể lại, đất Nghệ An xưa có hai làng nổi tiếng: Nho Lâm (Diễn Châu) hiếu học đỗ đạt cao, và Kẻ Gám (Đông Thành) dân đông xã rộng.
Khi được thành lập huyện Yên Thành, có câu ca: điền Hộ Độ, hộ Xuân Nguyên – đất rộng có làng Hộ Độ (xã Đô Thành), người đông có làng Xuân Nguyên tức Kẻ Gám). Nhưng điều kiện canh tác lúc đó còn lạc hậu, chủ phụ thuộc vào thiên nhiên, nhiều năm hạn hán lớn, dân làng vào núi Phượng Sơn gần đó để đào củ hoài sơn, hái quả rừng mà ăn.
Trong núi có cây thân leo gọi là cây gắm quả chùm, hình quả nhót chứa nhiều tinh bột ăn thay lương thực. Vào những năm mất mùa, dân làng và các nơi vào núi hái quả gắm đem về ninh nhừ ăn để qua lúc bần hàn. Những vụ sai quả, nhân dân lại hái về phơi khô dự trữ như: ngô, khoai, sắn.
Để nhớ ơn làng, ơn núi cho cây cho quả cứu người lúc đói kém, giáp hạt, người dân trong vùng đã đặt tên núi, tên làng là làng Gắm, núi Gắm. Nhưng trong quá trình Hán hoá và phiên âm lệch đi thành Gám. Cũng có ý kiến cho rằng: để tránh tên huý cây thiêng, nên từ Gắm đã đổi sang thành Gám, và chùa Gám cũng có tên từ đó.
Đền – chùa Gám nằm trong quần thể khu du lịch tâm linh sinh thái rú Gám – xã Xuân Thành, đây là một trong những công trình tín ngưỡng tôn giáo độc đáo. Chùa được xây dựng vào thời Trần, thuộc phái Trúc Lâm – dòng thiền do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập và được xem là Phật giáo chính thức của Đại Việt xưa.
Địa chỉ: xóm 6 xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
4. Chùa Sư nữ (Chùa Cần Linh)
Theo bản lịch sử “Chùa Cần Linh” được ghi ở chùa, thì chùa được xây dựng từ thế kỷ 9 với tên Linh Vân Tự (Chùa Mây Thiêng).
Chùa có diện tích 6.000 m2, nằm theo hướng Đông Tây, với tổng thể kiến trúc như sau: cổng tam quan, bái đường, tòa thượng điện, tả vu, hữu vu, các nhà phụ, lăng mộ, sân chùa, vườn hoa cây cảnh …
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, thờ Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn, Thích Ca, tòa Cửu Long… và các ban thờ: Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp, Tiêu Diện, Tôn giả A Nan, Trưởng giả Cấp Cô Độc; ban thờ chư Tổ và ban Thánh Mẫu. Chùa còn giữ nhiều pho tượng cổ, đặc sắc là pho tượng đức Phật Thích Ca cao 2m và tòa Cửu Long bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, điêu khắc tinh xảo.
Trước ngôi chánh điện, chùa tôn trí pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt bằng đồng cao 3m, rộng 2,5m, nặng 8 tấn, được an vị vào ngày 10/5/2006.
Trong khuôn viên chùa có các cụm tượng về cuộc đời đức Phật và đài Bồ tát Quán Thế Âm.
Chùa có các mảng trang trí, chạm khắc có giá trị nghệ thuật với những chủ đề: hoa sen, long ly quy phượng, hoa văn sóng nước, tùng trúc cúc mai… và các hiện vật có giá trị như: đại hồng chung, bia đá, hoành phi, câu đối, bài vị, đồ thờ tự bằng đá …
Ngày 13/3/2013, chùa được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt dự án đầu tư xây dựng chùa Cần Linh giai đoạn 1
Chùa được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia ngày 22/01/1992.
Xem thêm bài: Chùa Cần Linh Nghệ An
Địa chỉ: khối 10, phường Cửa Nam, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
5. Chùa Phổ Nghiêm
Chùa còn có tên là Hoàng Lao hay Trung Kiên
Chùa được dựng vào cuối thế kỷ XVII (1690), đã được trùng tu nhiều lần. Đặc biệt ở chánh điện đã từ lâu có một phiến đá cao 107cm, có hình dáng giống một vị sư, dân gian quen gọi là tượng sư đá. Chùa còn bảo tồn một số tượng, bia cổ, giếng cổ. Lễ hội chùa hằng năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.
Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Địa chỉ: làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
6. Chùa Bà Bụt
Chùa Bà Bụt nằm ở thôn Thượng Thọ, xã Bạch Ngọc, huyện Đô Lương, phủ Anh Sơn nay thuộc xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An. Nguyên xưa chùa Bà Bụt có tên gọi là Chùa Thượng Thọ.
Truyền thuyết kể rằng, xưa kia, tại bến đò Trung Lở ngần chùa Thượng Thọ có cô lái đò rất đẹp và duyên dáng. Vào một buổi trưa có một thanh niên trong làng đi ngang qua, thấy cô lái đò xinh đẹp liền buông lời trêu ghẹo. Cô lái đò bỗng nhiên biến hoá thành phật bà 12 tay ngồi lên đầu người thanh niên và bắt anh đội vào một lùm cây xanh.
Đến nơi anh ta thấy đầu nhẹ bỗng, một đám mây ngũ sắc đang từ từ bay lên trời. Cũng từ đó nhân dân đổi tên chùa Thượng Thọ thành chùa Tiên Tích và dân gian thường gọi là chùa Bà Bụt.
Hàng năm có tục lễ “nghinh xuân” vào ngày 20 tháng Giêng, rước di tượng Lý Nhật Quang từ đền Quả Sơn đến chùa Bà Bụt lễ tạ long trọng.
ại chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật như chuông đồng, câu đối, đại tự, bài minh, lạc khoản và nhiều tượng phật. Đây là những tài liệu và hiện vật quý giá, đặc biệt là tượng Phật bà Quan Âm cổ. Ngoài ra, ở tòa tiền đường và thượng điện được chạm khắc trang trí ở từng bộ phận như đầu dư, đầu bẩy, kẻ với nhiều mảng chạm phong phú và đa dạng…
Địa chỉ: xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An.
7. Chùa Chung Linh
Chùa Chung Linh có từ lâu đời (khoảng 500 năm) tọa lạc trên núi Chùa, xóm Liên Chung, xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Nơi đây là miền quê có truyền thống văn hóa và hiếu học, giàu truyền thống cách mạng nổi tiếng ở xứ Nghệ. Năm 1930, thực dân Pháp đã từng giam cầm 18 chiến sỹ cách mạng ở đây trước khi đưa đi hành quyết…
Trải qua bao dâu bể và sự vô tâm một thời của con người, chùa Chung Linh xưa không còn nữa. Chỉ còn lại tấm bia đá và cụ Rùa tồn tại, ghi dấu tích trên mảnh đất xưa. Và trong tâm tưởng người dân, Chung Linh cổ tự vẫn còn đọng lại trên một vùng quê với tên gọi thân thương: Chợ Chùa.
Ngày 20/12/2010, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định cho phép phục hồi chùa. Ngày 17/4/2011 lễ động thổ xây dựng chùa được diễn ra trang trọng. Ngày 10/8/2011, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã bổ nhiệm Đại đức Thích Quảng Bảo đảm nhiệm chức vụ trụ trì chùa Chung Linh.
Địa chỉ: xóm Liên Chung, xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
8. Chùa Thiên Tạo
Theo người dân địa phương, hơn 400 năm trước, hang động này đã được những Phật tử trong vùng chọn làm nơi để tụng kinh niệm Phật. Từ đó mà hình thành nên một ngôi chùa vô cùng độc đáo, hoàn toàn không do bàn tay con người kiến thiết, được gọi là chùa Thiên Tạo.
Cổ vật duy nhất còn sót lại là cái bát hương bằng đá mà theo ông Tống Hữu Thuyên – người trông coi – thì đã có từ hơn 400 năm trước, một người dân trong làng mang về nhà cất giữ và mới được trả lại cho chùa.
Du lịch miền Trung
Du lịch miền Trung
Nha Trang – Làng Chài Xưa Mũi Né – Biển Nhũ Tiên – Vinwonders
Du lịch miền Trung
Du lịch miền Trung
Các ban thờ đều tạo thành từ những hốc đá được thiên nhiên khéo léo tạo hình như những búp sen tuyệt đẹp, xung quanh trang trí bởi các vân đá, nhũ đá vô cùng kỳ thú, bởi thế mà chẳng cần đến bàn tay con người phải vẽ vời thêm.
Địa chỉ: Nằm giáp ranh giữa hai xã Đồng Thành và Phúc Thành thuộc huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Trên đây là top những ngôi chùa ở Nghệ An linh thiêng nhất mà xunghetoday.com đã giới thiệu, hy vọng đem lại hữu ích cho độc giả và đừng quên đánh giá 5 sao, để lại ý kiến đóng góp của mình ở phần bình luận
Hãy theo dõi fanpage xunghetoday.com để cập nhật nhiều tin tức về du lịch, ẩm thực và văn hóa Xứ Nghệ.
Bạn đọc có bài viết xin gửi về Email: xunghetoday@gmail.com
Trong các ngôi chùa ở đây chỉ mới đi chùa Đại Huệ công nhận đẹp. Nhìn như Đà Lạt thu nhỏ tại Nghệ An vậy
Nếu có dịp hãy tận hưởng một kỳ nghỉ thật tuyệt vời trên chính quê hương của mình