Chùa Đại Tuệ – ngôi chùa linh thiêng ở Xứ Nghệ nắm giữ nhiều kỷ lục bậc nhất Việt Nam

Bình chọn 5 sao post

Chùa Đại Tuệ Nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy núi Đại Huệ với độ cao gần 500m so với mực nước biển, chùa Đại Tuệ tọa lạc trong một không gian non nước hữu tình, nay đang là một trong những chốn hành hương, một thắng cảnh bậc nhất về văn hóa lịch sử của miền đất Bắc Trung bộ.

Nếu bạn có dịp Du lịch Nghệ An, hay có chuyến công tác Xứ Nghệ nên một lần trải nghiệm tour du lịch tâm linh tại chùa Đại Tuệ Nghệ An nổi danh xứ Nghệ. Sở hữu cảnh quan tuyệt đẹp, kiến trúc độc đáo, Đại Tuệ là một trong số ít những ngôi chùa tại miền Trung với nhiều kỷ lục nhất Việt Nam.

Chùa Đại Tuệ Nghệ An

Chùa Đại Tuệ ở đâu?

Chùa Đại Tuệ nằm trên đỉnh cao nhất của dãy Đại Huệ, thuộc địa phận xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 21 km về phía Tây.

Đường lên chùa Đại Tuệ
Được lên chùa Đại Tuệ theo ảnh Google maps

Đường lên chùa Đại Tuệ Nam Đàn khá thuận tiện. Du khách có thể chọn di chuyển bằng xe khách, taxi, xe bus hoặc phương tiện cá nhân.

Anh chụp Flycam Chùa đại Tuệ
Chùa Đại Tuê thuộc xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Đôi nét về chùa Đại Tuệ

Đứng trên đỉnh Thăng Thiên ta nhìn thấy dòng Lam giang uốn lượn, phóng tầm mắt say ngắm toàn cảnh Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên, Vinh, Nghi Lộc và Hòn Ngư, Hòn Mắt, Hòn Mê ở biển Đông. Đứng ở sân chùa ta nhìn thấy vùng đất rộng lớn từ Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Nghi Xuân và ta sẽ được nhìn rõ hơn dãy Hồng Lĩnh, dãy Thiên Nhẫn.

Anh chụp Flycam Chùa đại Tuệ
Chùa Đại Tuê nhìn từ trên cao

Chùa Đại Tuệ thờ ai?

Chùa Đại Tuệ Nam Đàn là ngôi chùa duy nhất ở nước ta thờ Phật Bà Đại Tuệ. Bà là người đại diện cho trí tuệ của Đức Phật. Ngoài ra, chùa còn thờ thất Phật Thế Tôn và Phật Di Lặc, Bác Hồ và 5 vị vua gắn liền với lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đó là: Vua Hùng, vua Mai Hắc Đế, vua Hồ Quý Ly, vua Quang Trung, vua Cảnh Thịnh.

Ngày nay, chùa Đại Tuệ ở Nghệ An còn giữ nhiều kỷ lục tại Việt Nam như:

-60%

Du lịch miền Trung

Mận Kỳ Sơn

12.000

Du lịch miền Trung

Nông sản Kỳ Sơn Lê Vân

  • Là ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo có quy mô lớn nhất Việt Nam
  • Có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất Việt Nam
  • Số lượng câu đối bằng thư pháp bằng chữ quốc ngữ nhiều nhất Việt Nam
  • Chùa còn có hệ thống tượng hồng ngọc nhiều nhất Việt Nam
Tượng phật bà Đại Tuệ tại chùa Đai Tuệ
Tượng phật bà Đại Tuệ tại chùa Đai Tuệ

Lịch sử chùa Đại Tuệ

Chùa Đại Tuệ có từ bao giờ?

Sử sách ghi lại, chùa có từ thời vua Mai Hắc Đế năm 627 (SCN). Đến thế kỷ thứ XV, vua Hồ Quý Ly phục dựng lại ngôi chùa. Theo thuyết minh chùa Đại Tuệ Nghệ An dựa vào câu chuyện dân gian, Phật Bà Đại Tuệ là vị thần có công phù hộ cho nhà Hồ chống giặc Minh xâm lược, bảo vệ bờ cõi luôn an toàn.

Vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung hành quân ra Bắc đại phá 29 vạn quân Thanh đã nghỉ chân tại đây. Tương truyền, nhà vua mơ thấy Phật Bà về chỉ cho cách xây thành làm căn cứ chống giặc.

Để rút ngắn thời gian hành quân, vua Quang Trung vượt qua dãy Đại Huệ, tiến thẳng ra Bắc. Nhà vua đã vào chùa dâng lễ vật xin Phật gia phù hộ để đánh tan quân Thanh.

Cũng nhờ dừng chân đại chùa Đại Huệ, vua Quang Trung đã được trụ trì chùa Đại Tuệ Nghệ An chỉ đường tắt ra kinh đô, đại phá quân Thanh thắng lợi, thống nhất đất nước. Sau chiến thắng, vua Quang Trung đã xuống chiếu cắt 20 mẫu cho chùa để nhân dân lo việc hương khói quanh năm.

Sự tích chùa đại Tuệ gắn liền với lịch sử giữ nước đánh tan quân Thanh
Sự tích chùa đại Tuệ gắn liền với lịch sử giữ nước đánh tan quân Thanh

Kiến trúc độc đáo của chùa Đại Tuệ Nghệ An

Không chỉ thu hút du khách bởi cảnh quan nên thơ, chùa Đại Tuệ linh thiêng còn tạo dấu ấn bởi kiến trúc độc đáo. Toàn cảnh chùa Đại Tuệ Nghệ An gồm 20 hạng mục, trong đó có 4 mục chính (4 ngôi bảo điện) được phân bố từ chân núi lên đỉnh núi, bao gồm: chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

Công trình đặc biệt nhất trong khuôn viên rộng đến 6000m2 phải kể đến bảo tháp Đại Tuệ 9 tầng cao 32m. Trong chùa khảm rất nhiều câu đối, thư pháp bằng chữ thuần Việt. Đây là điểm nhấn nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa Việt của dòng chảy lịch sử.

Toà tháp 19 tầng tại chùa đại Tuệ
Bảo tháp 19 tầng tại chùa đại Tuệ có độ cao hơn 30m

Do nhu cầu phục dựng ngôi chùa cổ Đại Tuệ, các Phật tử Nghệ An mời một số nhà tu hành am hiểu lịch sử Phật giáo đi điền dã khảo cứu và đi đến quyết định tạo lại pho tượng Phật Mẫu Bát Nhã (vào thời Bắc thuộc ở đây có một ngôi chùa cổ thờ Phật Mẫu Bát Nhã, tượng nay không còn).

Pho tượng Phật mẫu Đại Tuệ (Trí tuệ là mẹ sản sinh ra Phật, có nghĩa là nhờ vào trí tuệ sáng soi lộ trình tu tập giải thoát giác ngộ, nên có thể chứng đắc được quả vị Phật, hay còn gọi Phật mẫu Ma ha Bát nhã Ba la mật đa là trí tuê lớn đưa con người sang bờ giác ngộ giải thoát). Pho tượng được thực hiện dựa trên ý tưởng Đức Phật tuyên thuyết Kinh Đại thừa Phật mẫu.

Các bức tượng phật được làm từ gỗ nguyên khối lâu đời tại chùa Đại Tuệ
Các bức tượng phật được làm từ gỗ nguyên khối lâu đời tại chùa Đại Tuệ

Chùa cổ Đại Tuệ thờ Phật Bà Đại Tuệ tức là đại diện cho trí tuệ của Đức Phật (Tuệ Giác, Tuệ Kiến, Tuệ Lực, Tuệ Tâm, Tuệ Mục, Tuệ Nhãn). Đây là nơi duy nhất trên đất nước ta có ngôi chùa thờ Phật bà Đại Tuệ.

Cấu trúc chùa gồm : bảo tháp Đại Tuệ cao chín tầng với chiều cao 32m thờ thất Phật thế tôn và Phật Mẫu Đại Tuệ, Phật Di Lặc, Đại hùng Bảo Điện 2 tầng với diện tích 1200m2, nhà Tổ đường diện tích 300m2, nhà thờ Ngũ đế diện tích 300m2, nhà kỷ niệm đường 250m2, Hồ Tiên (ao sen) diện tích 500m2 cùng với khu Tăng xá…

Bức tượng phật bằng Ngọc tại chùa Đại Tuệ
Bức tượng phật bằng Ngọc tại chùa Đại Tuệ

Pho tượng Phật Mẫu Đại Tuệ có tên đầy đủ là Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa đúc bằng chất liệu đồng đỏ chất lượng cao, cao 2,30m, bệ rộng 1,15m, nặng 1.100kg. Tượng được đúc tại xưởng Đoàn Kết – Nam Định tháng 7/2011 và rước lên thờ tại chùa Đại Tuệ ngày 8/12 âm lịch 2011 nhân ngày Đức Phật thành đạo.

Chùa hiện tại nằm trên khuôn viên khoảng 600m2, ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển trong một không gian tĩnh lặng, cảnh vật thơ mộng mang lại cảm giác thanh tịnh với những ai hành hương đến chùa.

Đi chùa Đại Tuệ như thế nào?

Từ thành phố Vinh du khách theo hướng Nam Đàn đi lên hướng Tây Nghệ An đến bến xe Nam Đàn rẻ phải vào Quốc lộ 15A hướng đi Truông Bồn đến biển chỉ dẫn về chùa Đại Tuệ di khách rẽ vào.

Đối với các khách nội tỉnh như Anh Sơn, Tân Kỳ, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn hướng về thị trấn Đô Lương rẽ qua QL15 hướng về Truông Bồn, Nam Đàn.

Đối với du khách thuộc các huyện nằm trên QL 48 Tây Nghệ An có thể theo đường mòn HCM về Tân Kỳ xuôi xuống Đô Lương rẽ qua QL15 hướng về Truông Bồn, Nam Đàn.

Đối với du khách ngoại tỉnh có thể đi xe khách, tàu bay tàu hoả về Vinh và đi theo hướng từ Vinh đi chùa Đại Tuệ.

Lưu ý: Có một số nhà xe về đến Nam Đàn nếu du khách có di chuyển bằng xe đò có thể về thị trấn Nam Đàn sau đó di chuyển bằng taxi hoặc thuê xe để lên chùa Đại Tuệ.

Ăn uống, ngủ nghỉ như thế nào khi trải nghiệm chùa Đại Tuệ

Chùa Đại Tuệ cách thành phố Vinh không xa, do đó du khách có thể trải nghiệm chùa Đại Tuệ xong có thể về ăn nghỉ tại Vinh hoặc Nam Đàn. Nhưng đã đến Nam Đàn du khách đừng vội hãy ghé qua quán Me Nam Nghĩa hoặc dê Cầu Đòn trên đường về để thưởng thức món đặc sản nức tiếng Xứ Nghệ. Ngoài ra khi đến Nam Đàn du khách còn có thể mua đặc sản nổi tiếng Tương Nam Đàn làm quà cho bạn bè, người thân./.

Ngụy Đình Kỳ

Ngụy Đình Kỳ mình là người con của quê hương Xứ Nghệ những gì mình viết trên đây đều từ trải nghiệm của bản thân. Mình sinh ra và lớn lên trên miền tây Xứ Nghệ nên những đặc sản, món ăn hay các điểm du lịch mình đều hồi ức và viết lại. Những bài sắp tới mình sẽ viết những trải nghiệm của bản thân những nơi mình đã đặt chân tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *