Vòng quanh Xứ Nghệ giải mã những địa danh có trong bài hát

Bình chọn 5 sao post

Lời bài hát Vòng Quanh Xứ Nghệ – Cáp Anh Tài

Bài hát vòng quanh Xứ Nghệ tuy không dài nhưng cũng đủ để nêu những địa danh nổi tiếng tại Đất Nghệ mà chủ yếu về địa danh của Nghệ An. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết những địa danh có trong bài hát. Sau đây Xứ Nghệ today xin giải mã toàn bộ địa danh có trong bài hát

Vòng quanh Xứ Nghệ bài hát gây sốt cộng đồng mạng đưa đến những địa danh nào?

“Đưa nhau về qua cầu Bến Thủy, thành phố Vinh bên bờ Sông Lam” câu mở đầu nhắc đến dòng Lam nổi tiếng có thể gọi đây đại diện là thương hiệu của dân Nghệ. Khi nhắc đến dòng sông Lam người ta thường nghĩ đến Nghệ An với cây cầu bến Thủy lịch sử nổi tiếng.

song lam
Dòng sông Lam biểu tượng văn hóa Xứ Nghệ mở đầu cho bài hát Vòng quanh Xứ Nghệ
cầu Bến Thủy
Cầu Bến Thủy địa điểm Lịch sử nổi tiếng bắc qua Sông Lam nối liền 2 tỉnh Hà Tĩnh – Nghệ An

“Qua quảng trường Hồ Chí Minh, nghe ai ca câu hò Ví dặm,” Qua cầu Bến Thủy đến quảng Trường Hồ Chí Minh nằm ngay TT TP Vinh lịch sử, nghe điệu hò ví dặm – Dân ca ví dặm Nghệ – Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.  Dân ca ví dặm (cũng viết là dặm) tại Nghệ – Tĩnh là một di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp). Vòng quanh Xứ Nghệ cũng có hơi hướng của câu hò điệu ví của dân ca Nghệ An nói riêng và Nghệ Tĩnh nói chung.

Quảng trường Hồ Chí Minh ở TP Vinh Nghệ An
Quảng trường Hồ Chí Minh ở TP Vinh Nghệ An

“Đền Hồng Sơn, Cần Linh chuông chiều, Hồ Cửa Nam chào du khách sang.” Một câu thơ thôi thể hiện 3 địa danh  bao gồm: Đền Hồng Sơn, Chùa Cần Linh, Hồ Cửa Nam. Đền Hồng Sơn, còn gọi là miếu Quan Phu Tử (Võ Miếu), thuộc phường Hồng Sơn, thành phố Vinh (Nghệ An) Di tích Kiến trúc cấp Quốc gia. Chùa Cần Linh hay còn gọi là “chùa sư nữ” đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, chùa không chỉ là nơi thờ Phật, sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân quanh vùng, mà còn là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

  • Khu du lịch hồ Cửa Nam bao gồm nhiều khu vui chơi giải trí như: khu vui chơi giải trí thiếu nhi, khu nhà bát giác, bến du thuyền, nhà hàng thuỷ tạ, cụm công viên sinh vật cảnh, sân chơi thể thao, bể bơi, công viên nước thu nhỏ, khu nhà nghỉ cuối tuần…
  • Tại khu nhà nổi Hoa Sen, bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn Âu, Á và các món ăn đặc sản của Nghệ An với giá cả từ bình dân đến cao cấp.
Vòng quanh Xứ Nghệ bài hát với đầy đủ địa danh của Nghệ An
Đền Hồng Sơn – Di tích Kiến trúc cấp Quốc gia
chua can linh
Theo bản lịch sử “Chùa Cần Linh” được ghi ở chùa, thì chùa được xây dựng từ thế kỷ 9 với tên Linh Vân Tự
Ho cua na
Khu du lịch hồ Cửa Nam luôn thu hút được một lượng lớn du khách

“Đưa nhau về trong chiều Thành Cổ , hùng dũng bên Phượng Hoàng Trung Đô.”  Thành cổ Nghệ An hiện nay thuộc lãnh thổ của ba phường: Cửa Nam, Đội Cung và Quang Trung.

  • Thành được xây dựng từ năm 1804 dưới triều Gia Long, nhưng lúc ấy chỉ xây bằng đất. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831) mới được xây bằng đá, hình lục giác theo cấu trúc kiểu của Vô Băng, một viên tướng Pháp (1633 – 1707) đã có sáng kiến thiết kế xây các thành trì phòng ngự thời cận đại của quân đội Pháp, được ưa chuộng ở Tây Âu. Thành vô Băng được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam là thành Gia Định (năm 1790).
  • Đến thời Tự Đức, thành cổ Nghệ An được tu lý lại, bờ thành được nâng cao thêm 2 thước ta (0,80m). Thành có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (mỗi trượng bằng 10 thước, mỗi thước bằng 0,40m), dài khoảng 2.412m, cao 1 trượng 1 thước 5 tấc (4,42m), diện tích rộng 420.000m2, bao xung quanh có hào rộng 7 trượng (28m), sâu 8 thước (3,20m), trong hào được thả sen. Theo sách “Đại Nam thực lực chính biên”, lúc khởi công xây dựng, triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1.000 lính Thanh Hoá và 4.000 lính Nghệ An do quan thống chế tả quan Đỗ Quy đốc suất. Đến thời Tự Đức khi nâng cấp phải huy động 8.599 phiến đá sò lấy từ Diễn Châu và đá ong lấy từ Nam Đàn, trên 4.848 cân vôi, trên 155 cân mật mía, với kinh phí là 3.698 quan tiền. Thành Nghệ An không có cửa Hậu, chỉ có 3 cửa ra vào: Cửa Tiền, cửa Hữu và cửa Tả. Cửa Tiền là cửa chính để cho vua ngự giá, các vị quan trong tứ trụ, lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào. Cửa tiền hướng về phía Nam, cửa Tả hướng về phía Đông, cửa Hữu hướng về phía Tây. Muốn đi qua mỗi cửa, đều phải qua một cái cầu. Mỗi cửa có cánh cổng kiên cố để đóng mở.
  • Phượng Hoàng Trung Đô là kinh thành do vua Quang Trung xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết; nay thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Thành được xây vào năm 1788. Tại đây vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng hoàng, một loài chim trong truyền thuyết. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Quang Trung kiểm soát, cách Phú Xuân khoảng 300 km, cách Đông Kinh Kẻ Chợ cũng khoảng 300 km. Ngày nay Phượng Hoàng trung Đô là khu du lịch Tâm linh núi Quyết hay còn gọi là núi Dũng Quyết
Thành Cổ Nghệ An
Thành cổ Vinh, hay còn gọi là thành Nghệ An, là một trong không nhiều thành trì thời phong kiến còn lại dấu tích ở Việt Nam.
Phượng Hoàng Trung Đô
Thành Phượng Hoàng Trung Đô được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1788 – 1792

“Xuôi Cửa Lò, bờ biển ru, sóng xô ra Diễn Thành, Bãi Lữ” Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Bãi biển này thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 16 km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội hơn 340 km, và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1402 km.

  • Biển Diễn Thành hay còn gọi là biển Diễn Châu cách thành phố Vinh chừng 40km. Cảnh vật nơi đây mang một màu sắc quá đỗi bình yên chắc chắn sẽ khiến cho bạn cảm thấy mê mẩn. Hè này mà đến Diễn Châu ngắm mặt trời lặn cùng người thương của mình sẽ là một kỉ niệm vô cùng lãng mạn của 2 người đấy.
  • Bãi Lữ, hay người ở đây còn gọi là Lữ Sơn, vừa nói đến một vùng biển rộng lớn, vừa không quên nhắc đến cánh rừng bát ngát. Nơi đây nằm trong địa phận của 2 xã, đó là xã Nghi Yên và xã Nghi Tiến, cùng thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Xem thêm bài viết review về Bãi Lữ: Kinh nghiệm du lịch Bãi Lữ, Nghệ An

Vòng quanh Xứ Nghệ
Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam
Biển Diễn Thành
Biễn Diễn Thành Nằm ở xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, cách thị trấn Diễn Châu 800m về phía Đông
Bãi Lữ
Bãi Lữ – thiên đường du lịch mới của Nghệ An Nguồn bài viết:

“Mộ Dạ ơi giếng xưa lịch sử, ôi Mỹ Châu trái tim để trên đầu.” Nhắc đến Đền Cuông Nghệ An chắc hẳn ai cũng biết đến truyền thuyết Thần Thục An Dương Vương, Thành Cổ Loa và câu chuyện tình yêu đầy bi thương của Công Chúa Mỹ Châu Trọng Thủy. Mộ Dạ , là đền thờ An Dương Vương.

  • Truyền thuyết về Đền Cuông thì rất nhiều , nhưng phổ biến nhất có lẽ là câu chuyện về An Dương Vương. Sau khi bắt đầu làm vua , An Dương Vương đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc , dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa , trị vì đất nước trong 50 năm ( từ năm 257 đến năm 208 TCN ). Năm 208 trước công nguyên , do mất cảnh giác , Thục An Dương Vương bị Triệu Đà đem quân bất ngờ tấn công , phải rút lui về phương Nam và tuẫn tiết tại Cửa Hiền , phía Bắc chân núi Mộ Dạ.
  • Để hoài tưởng công ơn của Thục An Dương Vương , dân chúng vùng Diễn Châu đã lập miếu thờ ngài ở Cửa Hiền. Ở đó còn có ngôi mộ con gái vua Mỵ Châu. Chuyện kể rằng , tuy đã có miếu thờ , nhưng mỗi khi màn đêm buông xuống , có những đốm lửa lập lòe trên sườn núi Mộ Dạ , nhiều người cho đó chính là vong hồn của vua Thục muốn yên ngự trên sườn núi nên đã lập đền thờ và rước vong hồn Ngài về đó thờ phụng.
Đền Cuông
Đền Cuông được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia

“Quỳ Châu ơi Hang Bua hùng vĩ quá , Quế Phong ngân nga ngắm Thác Xao Va
Điệu dân ca đồng bào Thái, Thổ… để ai đi xa rồi vẫn nhớ” Hang Bua hay Thẩm Bua là hang trong núi đá vôi ở thôn Hồng Tiến xã Châu Tiến, Quỳ Châu tỉnh Nghệ An, Việt Nam

  • Đến đây tác giả đã đi được 1/2 quảng đường như lời bài hát là vòng quanh Xứ Nghệ.
  • Thẩm Bua theo tiếng Thái có nghĩa là Hang Sen. Hang thuộc dạng karst, nằm trong núi đá vôi ở dãy núi Phà Én, thuộc bản Na Nhàng, nay có tên khác là thôn Hồng Tiến.
  • Hang Bua ở hướng tây bắc thị trấn Tân Lạc (huyện lỵ Quỳ Châu) chừng 12 km. Từ huyện lỵ đi theo quốc lộ 48A hướng tây bắc, đến xã Châu Tiến thì rẽ vào đường liên xã, tìm đến bản Na Nhàng hay thôn Hồng Tiến
  • Hang là một thắng cảnh tự nhiên gắn liền với truyền thuyết lịch sử, và với Lễ hội Hang Bua tổ chức sau Rằm tháng Giêng hàng năm. Hang Bua được công nhận là danh thắng Quốc gia năm 1997
Hang Bua Quế Phong
Du khách chụp ảnh lưu niệm trong hang Bua.
Thác Xao Va
Thác Xao Va
xao va
Thác Sao Va còn có tên gọi khác là thác “hai mươi sải”

“Kỳ Sơn xôn xao phiên chợ Nậm Cắn, gà đen quay thơm bên bát rượu ngô.” Chợ Nậm Cắn, hay còn được gọi bằng cái tên thân mật là chợ Đoàn Kết. Chợ gần Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Chợ vùng biên này nằm ở khu đất bằng phẳng được bao quanh là dòng suối Nậm Cắn. Chợ chỉ họp hai lần mỗi tháng vào các ngày 14 và 29 dương lịch. Khi sương sớm còn phủ trắng rừng núi, người dân vùng biên hai nước Việt – Lào đã gùi hàng đến chợ. Nếu du khách đến đây vào mùa xuân sẽ được tham dự một phiên chợ độc đáo, thắm tình hữu nghị Việt – Lào.

cho Nam can
Những chuyến xe hàng chở những mặt hàng từ các nước Việt – Lào – Thái nô nức về đây

“Về Na Ngoi núi rừng xanh thẳm, đỉnh Pu Xai Lai Leng vờn mây trắng, bản cao cheo leo yên bình trong nắng”

  • Na Ngoi là một xã thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
  • Xã Na Ngoi có diện tích 251,31 km², dân số năm 2018 là 5622 người, mật độ dân số đạt 22 người/km².
  • Na Ngoi – Nơi ngự trị của đỉnh Phu Xai Lai Leng hùng vĩ tỉnh Nghệ An.
  • Phu Xai Lai Leng không đơn thuần là leo lên một ngọn núi cao mà là một cuộc thám hiểm thực sự. Đường lên đỉnh còn khá mới và mang đúng chất “thử thách lòng người”. Ngoài ra khi đến với Na Ngoi, du khách sẽ không bao giờ quên được những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn không kém gì Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái vùng Tây Bắc Bộ.
  • Với độ cao khoảng 2.720 m, khí hậu đặc trưng luôn mát mẻ, mùa đông trải tuyết khắp con đường làng dưới chân núi xã Na Ngoi, đỉnh Phu Xai Lai Leng như một kỳ quan của vùng Tây Nghệ An
ruộng bậc thang đang trổ đòng tại xã Na Ngoi
Một trong những cánh đồng lúa ruộng bậc thang đang trổ đòng tại xã Na Ngoi

“Mình đưa nhau, em ơi về Pù Mát, đắm trong xanh tươi mây nước thiên nhiên. Nhịp đôi chân rộn ràng nhảy sạp, ngọt men say rượu cần em hát.” Vườn quốc gia Pù Mát là một khu rừng đặc dụng ở phía tây tỉnh Nghệ An. Tiếng Thái, Pù Mát có nghĩa là những con dốc cao. Được thành lập theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/11/2001 về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát thành Vườn quốc gia. Vườn quốc gia Pù Mát hiện được xác định là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007.
“Về Kim Liên đây Nam Đàn quê Bác, Làng Sen ru ta câu hát hò ơ”

  • Khu di tích lịch sử Kim Liên là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, cách thành phố Vinh khoảng 15 km theo tỉnh lộ 49. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
  • Là địa danh gắn liền với nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Hồ Chí Minh đã sống những năm 1901 – 1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan (mẹ Chủ tịch Hồ Chí Minh); núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Hồ Chí Minh. Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là một trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia và là một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vòng quanh Xứ Nghệ
Làng Sen quê Bác

Nghệ An ơi, trong từng hơi thở, đến nơi đây xa rồi là nhớ, 1 lần thôi sao yêu đến không ngờ.”  kết thúc bài thơ tác giả để lại một sự bất ngờ trong chúng ta. Phải như tôi một người con của đất Nghệ cũng chưa biết hết các địa danh này. Và một điểm tôi thấy văn hóa Nghệ An rất đa dạng và phong phú. Tác giả đã mở đầu ca khúc vòng quanh Xứ Nghệ tại Cầu Bến Thủy và kết thúc điểm dừng chân là Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một địa danh gần với Cầu bến Thủy..

Vòng quanh Xứ Nghệ bài hát tuy không dài nhưng đã đưa chúng ta đến hầu như các địa danh lịch sử oai hùng của miền đất Xứ Nghệ. Nào còn chờ gì nữa mà không đánh dấu 5 sao cho bài hát này.!.

Ngụy Đình Kỳ

Ngụy Đình Kỳ mình là người con của quê hương Xứ Nghệ những gì mình viết trên đây đều từ trải nghiệm của bản thân. Mình sinh ra và lớn lên trên miền tây Xứ Nghệ nên những đặc sản, món ăn hay các điểm du lịch mình đều hồi ức và viết lại. Những bài sắp tới mình sẽ viết những trải nghiệm của bản thân những nơi mình đã đặt chân tới.

3 thoughts on “Vòng quanh Xứ Nghệ giải mã những địa danh có trong bài hát

  1. Kim Anh says:

    Chỉ là một bài hát nhưng thể hiện gần hết những địa danh nổi tiếng của Nghệ An. Quá tuyệt vời

  2. Kim Anh says:

    Tác giả bài hát có lẽ rất am hiểu về Nghệ An. Chỉ một bài hát ngắn gọn thôi nêu đủ những địa danh du lịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *