Những bông hoa trên cao nguyên Mường Lống

5/5 - (1 bình chọn)

Cao nguyên Mường Lống nơi mảnh đất vùng biên giới miền tây Xứ Nghệ. Nơi có độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển ấy đã sản sinh ra những nữ sinh đồng bào mông mang trong mình vẻ đẹp tinh khôi và trong sáng.

Cổng-trời-Mường-Lống---cao-nguyên-Mường-Lống

Cao nguyên Mường Lống những bông hoa của núi rừng

Sở dĩ gọi là cao nguyên bởi cổng trời Mường Lống có độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển. Tôi đến cao nguyên Mường Lống vào một buổi chiều hè nắng gay gắt, cái nắng oi bức khô khăn của mảnh đất miền tây Xứ Nghệ, ấy thế mà bước chân vào đến Mường Lống như lạc vào một thế giới ảo thực khác.

Hành trình của tôi đến cao nguyên Mường Lống đã sắp xếp từ trước với thời gian quá ngắn nên cho dù rất mệt nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm thực hiện công việc theo lịch cụ thể đã bàn trước. Trong hành trình khám phá Mường Lống, đoàn chúng tôi có 2 nữ sinh người đồng bào dân tộc Mông. Các em như những bông hoa núi rừng trên cao nguyên Mường Lống vẫn không ngừng vươn lên lung linh tỏa sáng ven những cung đường đèo uốn lượn trong sương gió, nơi được ví như tiểu Sapa của Nghệ An.

Coa-nguyên-mường-Lống---thác-Rồng
Hai nữ sinh người Mông em Hờ Mái Hương và Xồng Y Sùa

Hành trình trong buổi chiều muộn của chúng tôi là thám hiểm, khám phá thác Rồng Mường Lống, con thác nằm sâu trong rừng đường đi lại khó khăn gian nan. Ấy vậy các em vẫn tham gia vươn mình để quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ theo lịch đã định.

Xem thêm bài: Hành trình khám phá thác Rồng Mường Lống

Mường Lống là xã nghèo của huyện miền núi vùng cao Kỳ Sơn, Nghệ An. Khoảng 98% nhân khẩu ở đây đều là dân tộc Mông, số còn lại chiếm tỷ lệ rất ít là người Kinh và người Thái. Đời sống nhân dân nơi đây còn nghèo khó vất vả sống nương tựa vào rẫy và làm nông nghiệp.

Mặc dù con đường vào thác Rồng không hề dễ dàng thậm chí là gian nan vất vả. Nhưng đi cùng chúng tôi em nào cũng mang sẵn trang phục truyền thống của dân tộc mình. Có lẽ chỉ ở những lúc như thế này, hay tham gia các lễ hội truyền thống, đón tiếp khách du lịch các em mới nhiều màu sắc đến thế…

-27%
40.000
-22%

Em Hờ Mái Hương người đồng bào dân tộc Mông, người có khuôn mặt tròn, nước da trắng vẫn luôn nở nụ cười trên môi. Hương tâm sự: Trong các lễ hội truyền thống cũng như các lễ hội lửa trại em đều tham gia. Bởi với em tham gia biểu diễn văn nghệ cũng là niềm đam mê, và là niềm tự hào của người đồng bào Mông. Ngoài ra, bọn em còn đóng góp một phần phát triển du lịch sinh thái nơi quê hương Mường Lống.

Hờ-Mái-Hương---Cao-nguyên-Mường-Lống
Em Hờ Mái Hương sữ sinh trong trang phục truyền thống của người Mông

Em Xồng Y Sùa cũng là người dân tộc Mông chia sẻ rằng em đang nỗ để sau này trở thành hướng dẫn viên du lịch. Niềm đam mê và mơ ước của em là học nghành du lịch. Xồng Y Sùa kém tuổi hơn Hờ Mái Hương và sở hữu khuôn mặt hình trái xoan với nước da trắng ngần. Hờ Mái Hương, Xồng Y Sùa 2 cây văn nghệ và là một trong những bông hoa đỏ thắm, luôn chói sáng trên cao nguyên Mường Lống.

Sồng-Y-Sùa---Cao-nguyên-mường-Lống
Em Xồng Y Sùa sữ sinh trong trang phục truyền thống của người Mông

Đặc biệt tôi rất ấn tượng với những bộ trang phục truyền thống của người Mông, Những bộ đồ truyền thống ấy càng toát lên tô thêm vẻ đẹp cho 2 em nói riêng và phụ nữ người Mông nói riêng. Tuy thời gian gần gũi, trò chuyện với các em không nhiều nhưng để lại rất nhiều ấn tượng trong tôi, các em nữ sinh dân tộc vùng cao luôn tưoi vui và là những bông hoa đẹp nhất núi rừng Mườn Lống./.

Ngụy Đình Kỳ

Ngụy Đình Kỳ mình là người con của quê hương Xứ Nghệ những gì mình viết trên đây đều từ trải nghiệm của bản thân. Mình sinh ra và lớn lên trên miền tây Xứ Nghệ nên những đặc sản, món ăn hay các điểm du lịch mình đều hồi ức và viết lại. Những bài sắp tới mình sẽ viết những trải nghiệm của bản thân những nơi mình đã đặt chân tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *