Bánh mật đặc sản Xứ Nghệ dân dã mang đậm hương vị truyền thống

Bình chọn 5 sao post

Bánh mật (Bánh Ngào) hương vị dân dã nơi quê hương Xứ Nghệ


Bánh mật hay còn gọi là bánh ngào là loại bánh đặc sản Xứ Nghệ dân dã được kết hợp từ bột sắn hay bột nếp và mật mía. Chỉ một bát bánh đơn giản cũng khiến bao du khách phải ấm lòng, xuýt xoa.

Mỗi miếng bánh ngào thơm ngọt, có màu vàng cánh gián đậm đà và trông thật  đẹp mắt.

Cái tên bánh mật xuất phát từ cách gọi thuần túy của người dân địa phương bởi nguyên liệu chính từ bột nếp hoặc bột sắn và mật mía.

Trong khuôn khổ bài viết hôm nay tôi chỉ đề cập đến bánh mật làm từ sắn bởi đây là món ăn dân dã và chỉ những người quê nghèo Xứ Nghệ mới hiểu được cái hương vị của nó.


Bánh mật (Bánh ngào) cái tên dẫn dã làm nên hương vị vùng miền.



Bánh mật món ăn của người dân nghèo Xứ Nghệ


Bánh mật có lẽ xuất phát chủ yếu từ cái vị ngọt thơm của mất kết hợp với gừng để tạo nên món ăn dân dã ấy.

Ngày nay, món bánh này được du khách cả nước biết đến với cái tên bánh ngào, nhưng chẳng ai hiểu được món ăn này đầy ý nghĩa và nuôi lớn những người con dân Xứ Nghệ thời 7x, và 8x.

Cũng như bánh sắn, món bánh mật mà tôi nói ở bài viết này chẳng ai biết nó có từ bao giờ và bắt đầu từ đâu.

Những năm từ 90 trở về trước của thế kỷ trước, nhân dân chúng tôi thuộc các vùng miền núi, miền Tây Nghệ An nơi chỉ có nắng và gió Lào.

Nơi đây đất cằn cỗi phát triển kinh tế chỉ chủ yếu trồng sắn và mía. Những đồi sắn và mía ngút ngàn.

Cái thời cơm ăn độn sắn miễn sao no cái bụng là được. Nhưng cứ ăn cơm độn sắn mãi cũng không thể.

Mật mía làm bánh mật
Mật mía nguyên liệu không thể thiếu làm bánh mật

Vậy là bà con nông dân lại từ sắn chế biến ra các món khác: Chè sắn, bánh sắn, bánh mật, bánh đa sắn…Cứ như vậy cho đến ngày nay nó được gọi cái tên gắn liền đặc sản Xứ Nghệ bánh ngào.

Với nguồn nguyên liệu dồi dào ngày trước, sắn là thứ cây dễ trồng nhất mà có thể chỉ cần ném cạnh bờ rào nó tự mọc.

Để làm ra được món bánh mật từ sắn trải qua nhiều công đoạn công phu. Sau khi thu hoạch sắn được gọi vỏ cắt nhỏ phơi khô. Sau đó mang đi đập bột và cho vào túi nilon trữ dần.

Thường món bánh mật được ăn nhiều vào mùa đông, cứ đông đến khí trời giá lạnh, còn nhớ lúc còn nhỏ có những hôm thời tiết giảm sâu đến 7-8 độ + với gió Lào làm cho giá lạnh càng thêm lạnh và buốt.

Những hôm đông gió rét món bánh mật lại được nấu lên. Ngày nay, nó gọi là đặc sản, chứ hồi còn nhỏ với chúng tôi nó là món ăn chống đói những ngày gió đông.

Ngày nay, không chỉ là món ăn chơi, đặc sản này còn là ký ức đêm 30 của nhiều người con xứ Nghệ.

Chỉ cần xuống bếp hương thơm quyến rũ đầy quấn quít lấy đầu mũi. Nguyên liệu làm bánh khá dễ tìm, điểm kỹ cũng chỉ vài 3 món bột sắn, mật mía, gừng.

sắn nguyên liệu làm bánh mật
Sắn nguyên liệu chính làm từ bánh mật ngày trước. Sau khi thu hoạch sắn được bóc vỏ, cắt và phơi khô

Cách làm bánh mật sắn.


1. Nguyên liệu

– Bột sắn: 500gr
– Đậu xanh: 200gr (ngày xưa không có)
– Mật mía: 300ml
– Gừng: 1 củ

2. Cách làm bánh mật

Bước 1: Đậu xanh đã chà vỏ và ngâm vào nước lạnh khoảng 30 phút rồi đem nấu chín, sau đó nghiền nhuyễn, nêm nếm một ít mật mía sao cho có độ ngọt vừa phải tùy theo khẩu vị của từng người.

Bước 2: Cho bột sắn vào một cái bát tô lớn (hoặc nồi), sau đó đổ từ từ nước sôi nguội vào bột, nhanh tay đảo đều đến khi nào bột đặc lại. Nhào bột cho mịn và để bột nghỉ khoảng 20 phút

Lưu ý không nên cho quá nhiều nước sẽ làm bột nhão, cũng không nên quá ít nước vì bột sẽ bị khô.

Bước 3: Gừng bóc vỏ, rửa sạch và thái sợ chỉ

Bước 4: Chia bột thành từng miếng nhỏ và vắt thành hình tròn dẹt, cho ít đậu xanh đã nghiền nhuyễn vào và vo thành viên.

nặn bột thành Bánh ngào
Bột sắn vo thành viêntròn hoặc dẹt tùy theo sở thích từng người

Bước 5: Lấy nồi, đổ mật mía và ít nước vào rồi đun sôi, thả bánh vào nồi mật và nấu đến khi mật ngấm vào bánh và có màu sánh vàng màu cánh dán và có độ dẻo của bánh.

Cuối cùng, múc ra bát thưởng thức.


Sự khác biệt giữa bánh mật (bánh ngào) các vùng miền khác.


Ngay nay, nếu so sánh từ vẻ ngoài, ta đã có thể thấy được vẻ ngoài của bánh tương tự với “anh em họ hàng xa” như bánh thắng dền, bánh trôi nước, bánh trôi tàu, bánh quả nhót,… Khác với bánh trôi tàu hình cầu nhỏ, bánh mật (bánh ngào) lớn hơn.

Bánh sử bột sắn dụng mật mía thay vì đường. Khi vừa cho vào miệng, bạn có thể cảm thấy vị ngọt đậm, thơm đặc trưng của mùi mật mía kết hợp với gừng.

Món này ngon nhất khi ăn nóng vào mùa đông. Bánh được múc ra từng bát nhỏ mới khiến người dùng thêm thòm thèm. Trước cơn gió lạnh, vừa ăn vừa thôi quả thực là cái thú không còn gì bằng.

Bánh mật
Bánh mật (bánh ngào) sắn sau khi thành phẩm

Ngày nay, bánh mật bằng sắn ít ai làm thay vào đó người ta sử dụng nguyên liệu khác là bột nếp hoặc bột gạo.

Mỗi lần có dịp về quê tôi lại có dịp thưởng thức món bánh đã từng nuôi tôi lớn và cũng mang nhiều dấu ấn ký ức tuổi thơ. Mặc dù nó đã thay đổi phần nguyên liệu từ bột sắn qua bột nếp nhưng nó vẫn mang đậm vị hương truyền thống và gợi nhớ về ký ức tuổi thơ./.


Hãy theo dõi fanpage xunghetoday.com để cập nhật nhiều tin tức về du lịch, ẩm thực và văn hóa Xứ Nghệ.

Hãy đóng góp cho phát triển du lịch Nghệ An bằng những bài viết hoặc comment dưới các bài viết.

Bạn đọc có bài viết xin gửi về Email: xunghetoday@gmail.com


Ngụy Đình Kỳ

Ngụy Đình Kỳ mình là người con của quê hương Xứ Nghệ những gì mình viết trên đây đều từ trải nghiệm của bản thân. Mình sinh ra và lớn lên trên miền tây Xứ Nghệ nên những đặc sản, món ăn hay các điểm du lịch mình đều hồi ức và viết lại. Những bài sắp tới mình sẽ viết những trải nghiệm của bản thân những nơi mình đã đặt chân tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *