Bản Thái Cổ Mường Đán điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn

Bình chọn 5 sao post

Bản Thái Cổ  Mường Đán nơi lưu giữ văn hóa bản sắc riêng của đồng bào Thái



Tại sao gọi bản Thái Cổ – Mường Đán?


Bản Thái cổ – Mường Đán” là một trong những bản làng người dân tộc thiểu số hiện còn giữ được vẻ đẹp đơn sơ nằm trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nói riêng và Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An nói chung.

Gần như sống biệt lập với thế giới bên ngoài, đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây xứ Nghệ nói chung, ở Mường Đán xã Hạnh Dịch nói riêng đến nay vẫn còn lưu giữ được nét đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống đáng quý của mình.

Mường Đán” là tên gọi chung dành cho hai bản Na Sái và Hủa Mương.

Bản cổ Mường Đán của đồng bào Thái ở mạn “Chín bản mười mường” này hiện nay còn lưu giữ được rất nhiều nét đặc sắc về văn hóa của người dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, Mường Đán còn là một trong số ít các bản làng ở miền Tây xứ Nghệ có những ngôi nhà sàn lợp bằng mái Sa mu.

Nhà sàn ở bản Thái Cổ - Mường Đán
Nhà sàn ở bản Thái Cổ – Mường Đán

Mường Đán là tên gọi ngày xưa, nay tách thành Na Xái (hơn 120 hộ) Hủa Mương (gần 80 hộ), hai bản cách nhau một con dốc.

Cuộc sống của bà con người Thái cổ – Mường Đán chủ yếu là “tự sản, tự tiêu”, nghĩa là tự sản xuất rồi tự tiêu thụ, không cần trao đổi, mua bán hàng hóa và gần như không cần dùng đến tiền.

bản Thái Cổ - Mường Đán


Bản Thái cổ – Mường Đán ở đâu?


Bản Thái cổ – Mường Đán” thuộc xã Hạnh Dịch, huyện biên giới Quế Phong, tỉnh Nghệ An, có từ vài trăm năm trước.

“Bản Thái cổ – Mường Đán” cách thành phố Vinh tỉnh Nghệ An khoảng 170km, Cách thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong khoảng 12km. Nằm trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

Một góc của bản Thái Cổ - Mường Đán 2
Một góc của bản Thái Cổ – Mường Đán

Có gì ở Bản Thái Cổ – Mường Đán


Cách đây khoảng hơn 300 năm trước, tổ tiên của họ ở vùng Lai Châu, Điện Biên do thiếu đất cư trú và phát nương, làm rẫy, phải đi tìm những vùng đất mới để khai phá lập bản, dựng mường, sinh cơ lập nghiệp.

Từ lâu phụ nữ Mường Đán nổi tiếng bởi nghề trồng bông, dệt vải. So với những sản phẩm cùng loại, sản phẩm dệt thổ cẩm của Mường Đán thường mịn, bền, đường nét hoa văn tinh xảo hơn.

Đến nay, người Mường Đán vẫn giữ được nghề trồng bông, dệt vải với những nét riêng mang đậm bản sắc.

“Mường Đán nằm sâu giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, gần như tách biệt với bên ngoài nên còn lưu giữ được những nét bản sắc văn hóa Thái, từ không gian sinh tồn đến ngôn ngữ, trang phục, âm nhạc và phong tục, tập quán”.

Đó là những yếu tố hết sức thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, giúp người dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống và góp phần quảng bá nét đẹp quê hương.

Bản Thái cổ – Mường Đán còn là một trong những nơi được huyện Quế Phong lựa chọn làm điểm xây dựng du lịch cộng đồng.

Đến đây khách tham quan sẽ được  trải nghiệm trên khung cửi để dệt vải, xe tơ qua sự hướng dẫn của các bà, các mẹ.

Nghề dệt bản Thái Cổ - Mường Đán 1
Nghề dệt truyền thống ở bản Thái Cổ – Mường Đán

Ngoài ra, khi đến với bản Thái Cổ – Mường Đán du khách còn được giã gạo bằng tay, được tự mình vào bếp để chế biến các món ăn dân giã của đồng bào Thái, đặc biệt được hoà mình trong điệu nhảy sạp, khắc luống rộn ràng và ngây ngất trong men rượu cần nồng nàn.

Món ăn của người Thái tại bản Mường Đán, Quế Phong
Món ăn của người Thái tại bản Mường Đán, Quế Phong

Bản Thái Cổ – Mường Đán nằm giữa đại ngàn Pù Hoạt hùng vĩ và dòng Nậm Việc thơ mộng, có thác Bảy tầng hùng vĩ được xem là một trong những con thác đẹp nhất Nghệ An.

Một góc hoang sơ của Mường Đán
Một góc toát lên vẻ hoang sơ của Mường Đán
Thác 7 tầng ở Mường Đán
Một góc Thác 7 tầng ở Mường Đán trên dòng Nậm Việc

Xem thêm bài: Thác bảy tầng điểm đến hấp dẫn nơi vùng biên


Đi đến bản Thái Cổ – Mường Đán như thế nào?





Du khách nội tỉnh:

Đối với du khách nội tỉnh có thể di chuyển bằng xe khách hoặc xe cá nhân di chuyển về thị trấn Kim Sơn. Sau đó, di chuyển theo hướng về xã Hạnh Dịch để tìm về bản Thái Cổ – Mường Đán.

Du khách Ngoại tỉnh:

Du khách đi từ hướng Hà Nội:

Nếu du khách đi từ Hà Nội chạy qua Hòa Bình nhập vào đường mòn Hồ Chí Minh hướng Nghệ An –  Thanh Hóa, trên đường đi du khách ghé thăm rừng Quốc gia Cúc Phương tại Thanh Hóa.

Đi hết đất Thanh Hóa du khách có thể ghé check in tại các điểm của trang trại bò sữ TH True Milk và Vinamilk nằm trên trục đường Hồ Chí Minh.

Tại đây có cánh đồng hoa rất đẹp trong đó có cánh đồng hoa hướng dương rất nổi tiếng ở Nghệ An.

Sau khi check in tại các điểm nói trên du khách đi hướng về Hã Tĩnh – Quảng Bình qua ngã tư Đông Hiếu rẽ về QL 48 hướng Nghĩa Đàn – Quế Phong.

Đến thị trấn Kim Sơn hỏi đường về xã Hạnh Dịch

Du khách đi từ Sài Gòn:

Từ Sài Gòn du khách có thể di chuyển bằng xe khách về Quế Phong hay máy bay và tàu lửa về thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Sau đó di chuyển như khách nội tỉnh về thi trấn Kim Sơn, tiếp sau đó di chuyển về xã Hạnh Dịch.

Ăn uống, ngủ nghĩ tại Bản Thái Cổ – Mường Đán

Nơi đây đang được huyện Quế Phong lựa chọn làm điểm xây dựng du lịch cộng đồng. Do đó nếu du khách đến với Mường Đán có thể ăn các món ăn địa phương và nghỉ ngơi theo hướng dẫn của hướng dẫn viên bản địa.

Nếu du khách chỉ muốn tham quan và không ăn uống và nghỉ ngơi tại Mường Đán có thể quay lại thị trấn Kim Sơn với các dịch vụ ăn uống, khách sạn đầy đủ tiện nghi./.


Hãy like Fanpage Xứ Nghệ Today để cập nhật nhiều thông tin mới nhất về Xứ Nghệ thân thương nhé!


Ngụy Đình Kỳ

Ngụy Đình Kỳ mình là người con của quê hương Xứ Nghệ những gì mình viết trên đây đều từ trải nghiệm của bản thân. Mình sinh ra và lớn lên trên miền tây Xứ Nghệ nên những đặc sản, món ăn hay các điểm du lịch mình đều hồi ức và viết lại. Những bài sắp tới mình sẽ viết những trải nghiệm của bản thân những nơi mình đã đặt chân tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *