Ẩm thực miền quê dân dã “Bánh gai Đức Thọ”?

Bình chọn 5 sao post
Đặng Thị Thanh Hoài

Đặng Thị Thanh Hoài

Từ lâu đã được nhiều du khách biết đến với sản phẩm bánh gai Đức Thọ khá nổi tiếng. Những ai đã từng một lần nếm thử chiếc bánh gai chắc chắn không bao giờ quên hương vị đặc trưng ấy. Mùi lá gai phảng phất xen kẽ vị ngọt thanh thanh của nhân đậu xanh đã làm nên một thương hiệu nức tiếng bao đời này. Và tất nhiên các bạn biết chủ đề “ẩm thực miền quê dân giã” hôm nay là gì rồi phải không! Bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loại món ngon đặc sản này nhé !

Nguồn gốc tên gọi của bánh gai

Cái tên bánh gai đã không ít lần làm người ta ngạc nhiên vì dù có tưởng tượng cũng khó mà hình dung đó là loại bánh gì. Bánh gai được làm từ lá cây gai. Nếu bạn sống ở những vùng thành phố hay thậm chí cả ngoại ô cũng khó mà một lần được nhìn tận mắt cây gai. Nó có hình dáng rất đặc trưng. Lá cây được phủ nền xanh thẫm và lớp lông tơ ở phía mặt dưới. Một vòng quanh đường viền phiến lá ta sẽ thấy hình thù của những chiếc răng cưa như báo hiệu cho con người cẩn thận mỗi khi chạm vào nó. Thân cây cao chừng 1 mét dáng đầy đặn chứ không mảnh khảnh như những loài cây khác. Cành non và cuống lá có màu tím nhạt và mọc so le với nhau.

Nếu nói thời gian cụ thế khi chiếc bánh gai ra đời đầu tiên tại Đức Thọ thì chắc hằn là một câu hỏi khó trả lời. Nhưng khi về thăm những làng nghề bánh gai truyền thống ở Đức Yên, Đức Thọ, du khách không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy những bàn tay nghệ nhân đang vắt bánh trong ngôi nhà mái ngói đơn sơ. Bánh gai có nguồn gốc đã lâu đời, một món ăn mà đến bây giờ nó vẫn giữ nguyên hình dáng và mùi vị quả thực là một điều phi thường.

Đặc sản Hà Tĩnh - bánh gai Đức Thọ
Bánh gai Đức Thọ – Đặc sản Hà Tĩnh chủ đề ẩm thực ăn giở Hà Tĩnh

Bánh gai Đức Thọ có gì đặc biệt ?

Hà Tĩnh có món gì ngon?”, “Có đặc sản gì ở Hà Tĩnh?” Không giống như các loại bánh khác đều có màu xanh của lá dong. Bánh gai có màu khá “xấu xí” là màu đen. Thế nhưng chính màu đen lại tạo nên nét đặc biệt cho loại bánh này. Trông thì giống cách làm bánh dẻo với cách làm bánh gai thì gần như cũng có điểm tương đồng. Tuy nhiên để lựa chọn hương vị phù hợp thì có lẽ bạn phải suy nghĩ hơi lâu đấy!

Màu đen không phải do phẩm màu mà được tạo ra bởi lá gai đúng như cái tên của nó. Lá gai trải qua nhiều công đoạn. Hòa quyện với bột nếp tạo nên thứ màu độc nhất vô nhị không giống với loại bánh nào.

Nhấm một miếng nhỏ, ta thấy vị ngòn ngọt của mật mía, cái dẻo dính của nếp, quyện cái mùi thơm của đậu xanh, cùi dừa, dầu chuối, thỉnh thoảng nhằn mấy hạt vừng bùi bùi…thật là thú vị. Cứ như thế, vừa ăn vừa thưởng thức. Ăn một chiếc lại muốn ăn hai

Ăn gì ở Hà Tĩnh - Đặc sản bánh gai Đức Thọ

Cách bảo quản bánh gai

Bánh gai thông thường chỉ để được khoảng 2 – 3 ngày ở nhiệt độ thường. Nhưng nếu bảo quản trong ngăn mất tủ lạnh có thể bảo quản khoảng 5 ngày. Còn nếu ngăn đá thì có thể để đến 10 ngày, khi ăn thì chỉ cần đem hấp lại.

Đối với những người con xa quê thì bánh gai Đức Thọ là món ăn dân giã, thân thuộc mà họ luôn nhớ về. Còn đối với du khách gần xa, bánh gai Đức Thọ luôn là thức quà lưu niệm đặc trưng khi họ tới với vùng đất này.

Hy vọng với chủ đề “ẩm thực miền quê dân giã” bạn đọc thích thú với những chia sẻ bổ ích liên quan đến mảnh đất Hà Tĩnh yêu thương. Kính chúc bạn đọc có nhiều trải nghiệm tốt đẹp tại nơi đây !


Hãy like fanpage Xứ Nghệ today để cập nhật nhiều thông tin mới về các địa điểm du lịch ở Nghệ An nhé!

Coppy bài vui lòng để lại nguồn xunghetoday.com


Ngụy Đình Kỳ

Ngụy Đình Kỳ mình là người con của quê hương Xứ Nghệ những gì mình viết trên đây đều từ trải nghiệm của bản thân. Mình sinh ra và lớn lên trên miền tây Xứ Nghệ nên những đặc sản, món ăn hay các điểm du lịch mình đều hồi ức và viết lại. Những bài sắp tới mình sẽ viết những trải nghiệm của bản thân những nơi mình đã đặt chân tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *