Bản Yên Thành – nơi lưu giữ hồn thổ cẩm

Bình chọn 5 sao post

Bản Yên Thành nằm về phía Đông Nam, cách thị trấn Con Cuông gần 20 km, có gần 100 hộ với trên 300 khẩu, gần 100% là đồng bào dân tộc Thái.

Bản Yên Thành trở thành làng nghề đầu tiên của huyện Con Cuông – Nghệ An.

Nghề dệt thổ cẩm bản Yên Thành Con Cuông Nghệ an
Khăn đội đầu sản phẩm thổ cẩm của người Thái Con Cuông

 


Bản Yên Thành ở đâu?


Bản Yên Thành thuộc xã Lục Dạ, huyện miền núi Con Cuông. Cách thành phố Vinh tầm 140km hướng tây Nam.

Cách Quốc lộ 1A ngã ba Diễn Châu khoảng 110km hướng về rừng Quốc gia Pù Mát chạy dọc theo Quốc lộ 7A.


Sự khác biệt giữa thổ cẩm người Thái ở bản Yên Thành so với nơi khác


Trên dải đất hình chữ S của chúng ta có rất nhiều vùng đồng bào thiểu số có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, mỗi vùng miền, mỗi nhóm dân cư lại có một đặc trưng khác nhau, tạo nên một bức tranh về nghề dệt thổ cẩm cổ truyền rất rực rỡ, đa dạng, phong phú.

Người Thái ở bản Yên Thành, xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An cũng có nghề dệt thổ cẩm từ rất lâu đời. Trong thời kinh tế thị trường, nhiều nơi đã công nghiệp hóa, cơ giới hóa nghề dệt thổ cẩm nhưng đồng bào nơi đây vẫn duy trì khung cửi truyền thống.

Nghề dệt thổ cẩm bản Yên Thành
Khung dệt thổ cẩm truyền thống

Không chỉ có vậy, nguyên liệu dể dệt nên những tấm thổ cẩm vẫn hoàn toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các bà, các mẹ, các chị, các em vẫn ngày ngày cần mẫn trồng dâu nuôi tằm, trồng lanh lấy sợi.

-40%

Du lịch miền Trung

Dưa leo Mường Lống

15.000
200.000
-60%

Du lịch miền Trung

Mận Kỳ Sơn

12.000

Nguyên liệu tạo màu cho sợi cũng là các loại vỏ, rễ, củ, lá cây lấy trong rừng. Vì vậy, sản phẩm đầu ra không quá phong phú về chủng loại, số lượng nhưng rất tinh tế, cầu kỳ, độc đáo, mang một bản sắc riêng khó tìm thấy ở các vùng miền khác.

Tuy nhiên, có một khoảng thời gian, nghề truyền thống này gần như bị lãng quên. Các cụ già tay nghề cao lần lượt ra đi, lớp trẻ lớn lên chuộng hàng may mặc công nghiệp, rừng già thu hẹp dần… là những nguyên nhân khiến cho nghề dệt thổ cẩm cổ truyền có nguy cơ biến mất.

Nghề dệt thổ cẩm bản Yên Thành Con Cuông
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Những người có tâm huyết với nghề vẫn cố gắng duy trì, nhưng họ chỉ sản xuất đủ cho gia đình hoặc khi có đặt hàng, và chủ yếu sản xuất vào những lúc nông nhàn. Ngày trước dệt một tấm vải rất vất vả và nhiều công đoạn. Kéo sợi bằng tay quay phải thật đều thì sợi mới mềm, mịn.

Kéo sợi xong bắt đầu hồ bằng bột ngô, sau đó cho vào dụng cụ xếp. Công đoạn dệt đòi hỏi sự khéo léo tinh tế của người phụ nữ. Nếu dệt vải trắng đơn giản thì mỗi ngày được khoảng 10 – 12m, nếu dệt hoa văn, dệt chữ thì chỉ được 1 – 2m. Làm được bộ váy hoàn chỉnh cũng mất đến 15 ngày.


Thay đổi tập quán canh tác, phục hồi làng nghề truyền thống


Hơn mười năm trước vì sản xuất thuần nông, tập quán canh tác nương rẫy lạc hậu, ít đầu tư nên cuộc sống của bà con nơi đây quanh năm thiếu đói.

Năm 1996 được dự án OXPAM Hồng Kông đầu tư để khôi phục nghề dệt thổ cẩm, bởi nơi đây hầu như gia đình nào cũng còn giữ được khung dệt, nhiều chị em vẫn thường xuyên tự tay dệt vải phục vụ cho gia đình.

Khi có dự án vào càng thổi bùng thêm phong trào, nhất là khi được tập huấn, trang bị thêm kiến thức đánh tơ, kéo sợi, cách nhuộm màu cho hấp dẫn với thị hiếu của khách hàng trong cơ chế thị trường.

Kể từ đó đến nay nghề dệt thổ cẩm trở thành nghề phụ có giá trị của chị em phụ nữ bản Yên Thành, đưa Yên Thành thành làng nghề đầu tiên của huyện Con Cuông – Nghệ An.

Ngoài Hợp tác xã nông nghiệp, bản có thêm Hợp tác xã dệt thổ cẩm, tập hợp được hơn bốn mươi xã viên là hội viên phụ nữ của xã. Chị em tranh thủ lúc nông nhàn, khi rảnh rỗi công việc, buổi tối xe sợi, kéo tơ, nhuộm màu.

Khi có đơn đặt hàng nhiều tranh thủ làm suốt ngày đêm, phục vụ nhu cầu của khách.

Thổ cẩm người Thái Bản Yên Thành Con Cuông
Sản phẩm thổ cẩm truyền thống tham dự gian hàng hội chợ

Từ khi có Hợp tác xã dệt thổ cẩm, nghề dệt được truyền lại cho con cháu, trước đây không ít con gái trong bản quên nghề dệt, gần đây được các bà, các mẹ, các chị bày vẽ, kèm cặp đã học lại được nghề truyền thống của dân tộc mình, nhiều cháu trở thành giáo viên đi dạy trong các lớp về dệt thổ cẩm trong huyện, trong tỉnh.

Chị Vi Thị Thu, Vi Thị Hà trở thành giáo viên kỳ cựu đi hướng dẫn khắp huyện, khắp tỉnh cho chị em phụ nữ. Nhờ có nghề dệt thổ cẩm phát triển mà tạo việc làm cho nhiều người cả nam lẫn nữ, tạo thu nhập, để cuộc sống của nhiều hộ nơi đây thoát nghèo, trở thành hộ giàu, có thu nhập quanh năm. Điều quan trọng là giữ lại được nghề tưởng như đã bị mai một.


Tiềm năng phát triển du lịch


Những năm qua huyện Con Cuông đang đẩy mạnh du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng. Nằm gần với bản Yên thành có bản Nưa xã Yên Khê, bản Khe Rạn thuộc xã Bồng Khê là các điểm du lịch cộng đồng đạt chuẩn 3 sao.

Ngoài ra thị trấn Con Cuông được mệnh danh là thị trấn du lịch sinh thái nơi mà bao bọc bởi các điểm du lịch sinh thái hấp dẫn như Khe nước mọc, Đập Phà Lài, thác Khe Kèm, chợ phiên Mường Chon, chợ Phiên Mường Quạ

Bản Yên Thành có truyền thống dệt thổ cẩm là nơi lưu giữ, giữ gìn bản sắc làng nghề truyền thống.


Có gì ở bản Yên Thành Con Cuông


Đến với bản Yên Thành du khách được tham quan các làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái, mua các sản phẩm truyền thống cũng như thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái.


Đi đến ăn uống ngủ nghỉ như thế nào?


Để đi được đến bản Yên Thành du khách đi theo hướng dẫn ở bài Bản Nưa. Nếu du khách đã từng tham quan du lịch cộng đồng bản Nưa hãy đi thêm khoảng 13km nữa theo hướng Môn Sơn, Lục Dạ để đến bản Yên Thành./.

Ngụy Đình Kỳ

Ngụy Đình Kỳ mình là người con của quê hương Xứ Nghệ những gì mình viết trên đây đều từ trải nghiệm của bản thân. Mình sinh ra và lớn lên trên miền tây Xứ Nghệ nên những đặc sản, món ăn hay các điểm du lịch mình đều hồi ức và viết lại. Những bài sắp tới mình sẽ viết những trải nghiệm của bản thân những nơi mình đã đặt chân tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *