Khu du lịch núi Quyết

Bình chọn 5 sao post

Núi Quyết thuộc quần thể Khu du lịch tâm linh Núi Quyết (hay còn gọi là núi Dũng Quyết) và Phượng Hoàng Trung Đô mãi là niềm tự hào của nhân dân thành phố Vinh và nhân dân cả nước.

Du lịch Nghệ An bạn không thể không nhắc đến núi Quyết nằm ở chân núi Quyết, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Núi Dũng Quyết và đền thờ vua Quang Trung tạo thành một khu du lịch sinh thái, văn hóa – tâm linh. Núi Quyết ngút ngàn thông reo và trở thành lâm viên và là một điểm du lịch kiểu mới của tỉnh Nghệ An.
Khu du lịch núi Quyết có diện tích gần 160ha (diện tích núi 56ha) gồm nhiều hạng mục khác nhau như, đặc biệt là cáp treo du lịch qua sông Lam nối hai vùng đất Nghệ AnHà Tĩnh, tiểu khu dịch vụ gồm siêu thị, nhà thuyền, bãi đỗ xe, tiểu khu di tích thành cổ, nhà bia…
Điểm nhấn của Núi Quyết là các công trình tọa lạc xung quanh và trên dãy núi Quyết. Khu du lịch này là một điểm du lịch kiểu mới hấp dẫn người lữ khách khi đến thành phố Vinh. Ở đây bạn có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh thành phố Vinh.
Lịch Sử Núi Quyết:

Núi Quyết có 4 chi: Long thủ (đầu rồng), Phượng Dực (cánh phượng), Kỳ Lân (con Mèo) và quy bối (con Rùa). Người xưa gọi đây là đất tứ linh bởi có đủ Long, Ly, Quy, Phượng. Núi Dũng Quyết từ buổi đầu dựng nước và giữ nước đã là vị trí yết hầu trên con đường thiên lý xuyên việt, trở thành căn cứ quân sự trọng yếu.

Cuối thế kỷ XVII- thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Đất nước bị nội chiến chia cắt. Yên Trường (Vinh) là vị trí tranh chấp quyết liệt của tập đoàn Trịnh – Nguyễn. Đồn Thủy, Lũy Ông Ninh và vũng núi Dũng Quyết là đại bản doanh của chúa Trịnh Toàn.
Năm 1786 sau khi đánh tan quân chúa Nguyễn ở đàng trong, Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải đất Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc dẹp chúa Trịnh. Trong những lần nghỉ chân ở đất Nghệ An, thế đất và lòng dân của vùng Yên Trường đã được Nguyễn Huệ đặc biệt quan tâm với “hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng có thể chọn để xây dựng kinh đô mới”. Nhà Vua cho rằng nếu đóng đô ở đây vừa“khống chế được trong Nam, ngoài Bắc, vừa tiện cho Người tứ phương đến kêu kiện đi về “. Như vậy “ trước là vì xã tắc sơn hà, thứ đến là vì lương dân trăm họ “ Vua Quang Trung đã quyết định chọn vùng đát Yên Trường để lập Phượng Hoàng Trung Đô. Phượng Hoàng Trung Đô được xây dựng ở núi Dũng Quyết gồm có hai làn thành gọi là Thành ngoại và Thành nội. Giữa Thành nội dựng tòa lầu rồng 3 tầng. Công việc xây dựng kinh đô đang tiến hành dang dở thì Quang Trung băng hà. Mặc dù Kinh Đô chưa được xây dựng xong nhưng từ đây Vinh trở thành mốc son lịch sử được chọn làm Kinh Đô cho cả nước và cũng chính thức trở thành Trấn sở Nghệ An. Kế thừa truyền thống hào hùng của dân tộc, những người dân trên mảnh đát Phượng Hoàng Trung Đô đã nối tiếp nhau ra sức sản xuất, chiến đấu lập nên nhiều chiến công xuất sắc.
– Tháng 7/ 1924 Đảng Tân Việt đã được thành lập trên núi con Mèo.
– Ngày 1/5/1930 một cuộc biểu tình đã nổ ra tại ngã ba Bến Thủy dưới chân núi Dũng Quyết mở đầu cho cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 30- 31.
– Tháng 6/1957 Bác Hồ về thăm nhà máy điện Vinh dưới chân núi Dũng Quyết

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở vùng đất này đã xuất hiện những tập thể anh hùng như nhà máy điện, nhà máy gỗ, phà Bến Thủy…
Phượng Hoàng Trung Đô là kinh thành do vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết; nay là thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Thành được xây vào năm 1788. Tại đây vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng hoàng, một loài chim trong truyền thuyết. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Quang Trung kiểm soát.
Để ghi nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ- Quang Trung, được Chính phủ cho phép – tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh đã xây dựng đền thờ Vua Quang Trung trên Núi Dũng Quyết. Đền thờ Vua Quang Trung có ý nghĩa về lịch sử văn hóa, du lịch tâm linh góp phần giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Phượng Hoàng Trung Đô có 2 lần thành gọi là thành Nội và thành Ngoại hình thang, chu vi: 2820 m, diện tích: 22 ha. Phía ngoài có hào rộng 3 m, sâu 3 m, thành cao 3-4 m. Thành Nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi gần 1680 m, cao 2 m, cửa lớn mở ra hai hướng tây và đông. Trong thành nội có toà lầu rộng, cao 3 tầng, trước có bậc tam cấp bằng đá ong, sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái hoà dùng cho việc thiết triều. Sách La Sơn phu tử nói rõ thêm: Núi Mèo (tức Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chấp vào núi ấy. Mặt đông bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành. Cũng theo sách La Sơn phu tử, về kích thước của thành Ngoại, ngoài các vách núi làm bức luỹ tự nhiên, còn phải đắp bờ thành nam dài 300 m, bờ thành tây dài 450 m. Bề đứng ở những đoạn phải đắp cũng rất cao vì để hài hoà với vách núi.
Di tích Núi Dũng QuyếtPhượng Hoàng Trung Đô mãi là niềm tự hào của nhân dân thành phố Vinh và nhân dân cả nước.

Một số hình ảnh về núi Quyết

Núi Quyết
Nơi thờ vua Quang Trung trên đỉnh núi Dũng Quyết
2 5
Điểm du lịch tâm linh thơ mộng
3 4
đường lên Núi Quyết
5 3
Rú mèo hay còn gọi là núi Kỳ Lân
4 3
cây cối trù phú

Bản đồ khu du lịch Núi Quyết

 

Ngụy Đình Kỳ

Ngụy Đình Kỳ mình là người con của quê hương Xứ Nghệ những gì mình viết trên đây đều từ trải nghiệm của bản thân. Mình sinh ra và lớn lên trên miền tây Xứ Nghệ nên những đặc sản, món ăn hay các điểm du lịch mình đều hồi ức và viết lại. Những bài sắp tới mình sẽ viết những trải nghiệm của bản thân những nơi mình đã đặt chân tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *